Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

Những con vật nào là kẻ thù của chim yến?

Nuôi chim yến đang là ngành rất được nhà nước và mọi người quan tâm đầu tư. Để nhà yến được phát triển bền vững, chúng ta cần phải bảo vệ sự an toàn cho loài chim yến khỏi những kẻ thù của chúng. Và dơi là một trong số các kẻ thù của chim yến.

Những con vật nào là kẻ thù của chim yến?

Loài tắc kè (cáp giải)

Tắc kè (hay còn gọi là Đại Bích Hồ hoặc Cáp Giải) thức ăn ưa thích của loài này là dế mèn, gián, châu chấu, nhện, trứng chim, chim non. Nếu bạn đang nuôi cả một đàn Yến mà lại không có công cụ để chống lại những con Tắc kè hoang này thì đó là sự thiếu sót rất lớn vì tắc kè là một trong những kẻ thù không đội trời chung với chim yến, cụ thể là trứng chim. Chúng sẽ bò vào yến sào Khánh Hòa để ăn trứng và chim non. Đây là một trong những loài vật rất nguy hiểm mà người nuôi yến cần đề phòng, tránh ảnh hưởng tới số lượng sinh trưởng của đàn chim.

Loài kiến lửa đỏ


Loài côn trùng này tuy nhỏ bé nhưng sức công phá của chúng cực kỳ kinh khủng. Thường thì kiến lửa, chúng sẽ đi tìm thức ăn theo đàn và khi đường di chuyển của chúng đi ngang Yến sào Khánh Hòa thì bạn biết chúng sẽ chẳng tha cho bất kì một vật gì mà chúng nghĩ có thể mang về tổ được. Và những chú chim non mới sinh sẽ là món mồi ngon cho những con kiến lửa hung tợn.

Loài gián, mối 

Gián, mối mọt tuy không gây hại đến chim yến hoặc chim non nhưng chúng lại có những tác động không nhỏ đến yến sào Khánh Hòa. Gián, mối mọt ăn và đục khoét yến sào Khánh Hòa, làm hư hỏng và từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến tính mạng của chim non.

Do vậy, đối với những người nuôi chim yến, bạn không nên bỏ thêm giấy hoặc báo vào bên trong nhà yến. Việc bỏ thêm giấy báo vào trong nhà yến sẽ càng tạo điều kiện để gián sẵn sàng tấn công yến sào Khánh Hòa của bạn.

Loài cú mèo

Trong tự nhiên, cú, chim diều hâu, rắn và chim cắt là những thiên địch của loài chim yến. Đây cũng là những con vật mà chim yến sợ nhất. Chúng ăn yến sào Khánh Hòa, trứng yến, thậm chí tấn công và ăn chính chim yến.
Đối với những người đang nuôi yến thì chuột, sóc, mèo, cầy cáo là những con vật nên phòng tránh. Ngoài ra, dơi cũng là một loài thường xuyên leo vào yến sào Khánh Hòa để cạnh tranh nơi, cho dù là yến đảo tự nhiên hay yến nuôi. Khi có dơi xâm nhập vào nhà yến, bạn không nên đánh đuổi chúng đi vì sau đó chúng sẽ dễ dàng quay trở lại. Chỉ có cách tốt nhất là đóng cửa lại và đập mà thôi.
Ngoài những con vật ở trên, chim yến còn phải đối mặt với rất nhiều kẻ thù khác trong tự nhiên như nhện, chuột, rết…Nên nếu có ý định nuôi chim yến, bạn cần phải đặc biệt cảnh giác với những loài vật này.
Chim yến rất nhạy bén với mùi vị. Chúng yêu thích mùi cũ như mùi yến sào Khánh Hòa, phân yến cũ, mùi đồng loại…Vì vậy, khi nuôi yến, bạn cũng nên chú ý đến vị trí yến sào Khánh Hòa để tổ không bị ám những mùi lạ khó chịu. Vì yến rất sợ mùi nhà mới, mùi những động vật gây hại, mùi hóa chất lạ, mùi khói, thuốc nổ và hơi người.

Làm thế nào để dơi không xâm nhập vào nhà nuôi yến

Chúng ta đều biết không phải ngẫu nhiên những con chim yến lại lựa chọn chỗ hang tối, ở những chỗ có vách đá cheo leo để làm tổ. Vậy thì chim yến sợ những con vật nào? 

Làm thế nào để dơi không xâm nhập vào nhà nuôi yến

Đối với những con dơi nhỏ

Kích thước trung bình to cỡ bàn tay, bàn chân. Loài dơi này chúng ta có thể gặp bất cứ nơi nào, quê và thành phố đều có sự hiện diện của chúng. Mức ảnh hưởng của loài dơi nhỏ này không có gì nghiêm trọng đối với chim yến cũng như nhà nuôi chim yến. Dơi loại này bắt đầu kiếm ăn vào buổi chiều chập choạng khi ánh nắng mặt trời vừa dứt hẳn vì làn da mỏng của chúng không có khả năng chịu được tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời. Vào thời gian này, chim yến đã no nê và đang ở thời kỳ cuối bữa ăn, nên việc phải chia sẻ thức ăn với chúng là không ảnh hưởng bao nhiêu.
Nhưng, có một vấn đề chúng ta cần quan tâm hơn chính là loại dơi này có thể vào nhà yến làm tổ, đặc biệt các nhà nuôi yến mới và nhà ít chim. Tuy trường hợp này ít xảy ra, nhưng không phải là chưa có xảy ra. Hiện nay, đã có trường hợp một vài nhà nuôi chim yến thay vì chim yến vào làm tổ thì lại là dơi vào làm tổ. Phân và mùi hôi của dơi sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường của chim yến và lẽ đương nhiên chim sẽ không chịu sống chung với dơi, nhà chim có thể mất chim và chắc chắn không dụ được chim mới vào ở.
Vậy làm sao chúng ta biết được nhà nuôi yến có dơi vào ở? Vấn đề này tương đối đơn giản và chúng ta cũng không cần phải vào nhà yến để xem. Chúng ta chỉ việc đợi đến giờ hoàng hôn, đi tới lỗ ra vào nhà yến quan sát, nếu có nhà nuôi yến có dơi thì chắc chắn chúng sẽ bay ra khỏi lỗ để kiếm thức ăn.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. Khi nào chúng ta thấy dơi vào nhà yến. Chúng ta chỉ việc gắn 2 bóng đèn vàng công suất nhỏ trên lỗ ra vào, loài dơi này sẽ tự động bay đi. Tuy nhiên, đừng gắn đèn trắng hay công suất mạnh thì chim yến sẽ lóa mắt và không bay vào được nhà ban đêm.

Đối với những con dơi to

Kích thước loại này to cỡ bắp tay, bắp chân trở lên, rất hiếm khi gặp loại này. Chim yến là một trong những món ăn khoái khẩu của chúng. Nhiều vùng tại Malaysia đã gặp loại Dơi này. Ở Việt Nam, chúng có nhiều tên gọi, có người gọi là Dơi Heo, Dơi mặt ngựa – mặt trâu, Dơi lợn…
Chúng ta chỉ việc giăng lưới cá loại lớn, phía sau treo nải chuối làm mồi tại gần lỗ ra vào nhưng đừng gần quá ảnh hưởng chim ra vào lỗ nhà nuôi yến

Vì sao nhà nuôi yến lại không thành công? (P5)

Hiện nay, có rất nhiều kiểu mẫu nhà nuôi yến, tùy theo điều kiện và nhu cầu mà ta có thể làm nhà nuôi chim yến như sau: kiểu nhà trệt – nhà cấp 4, nhà cao tầng – xây tường 20cm (nhà rất mát do thông hơi chéo hoặc chèn xốp cách âm cách nhiệt), nhà tường 10cm, nhà đổ bê tông vĩnh cữu, nhà lợp mái tôn chống nóng, nhà ở kết hợp nuôi chim yến trên lầu 1 và 2 hoặc nhà yến trên sân thượng…

Vì sao nhà nuôi yến lại không thành công? (P5)

Các loài địch hại

– Chuột: thường vào nhà yến qua các cửa, trần, mái nhà…Chuột vào nhà yến ăn trứng và chim non.


– Cú mèo: là loài chim săn mồi vào ban đêm. Chúng ăn cả trứng chim yến lẫn chim yến trưởng thành. Chúng thường vào qua các lỗ cửa, miệng giếng trời.
– Chim heo: cũng tương tự như chim cú mèo, rất có hại cho chim yến.
– Rắn: bò trườn qua các lỗ thông hơi, cửa ngách. Đây là loài không chỉ làm hại yến mà còn có nguy cơ gây tổn thương cho con người khi vào nhà nuôi yến chăm sóc và thu tổ.
– Thằn lằn, tắc kè: ăn trứng yến, chim yến non và thậm chí cả chim yến trưởng thành.
– Dơi: ăn trứng và chim yến con, đặc biệt là dơi chó ở vùng Kiên Giang.
– Gián, kiến: do môi trường nhà yến ẩm thấp và tối nên gián, kiến thường kéo nhau về
làm tổ khiến chim yến sợ hãi bỏ đi.
– Nhện: không gây hại trực tiếp đến chim yến, nhưng chúng giăng mắc mạng lưới khắp nhà nuôi chim yến, ảnh hưởng đến đường bay của chim yến.
– Rệp: là loại nhỏ li ti, có rất nhiều trong môi trường ẩm thấp và nhiều phân như nhà yến. Chúng quấy nhiễu khiến chim yến sợ và bỏ đi chỗ khác.

Biện pháp ngăn chặn 

– Xây tường rào bao quanh nhà nuôi yến để vùng bay lượn của chim yến an toàn, hạn chế những con vật khác quấy nhiễu cũng như phòng trộm cắp.
– Xây dựng cửa ra vào chắc chắn, chốt khóa đảm bảo an toàn.
– Mái trần nhà lợp khít, chắc chắn. Nên trần bằng xi măng lót mê chống nóng.
– Lỗ ra vào của yến có kích thước phù hợp, lắp đặt hệ thống báo động quanh lỗ khi có thiên địch của chim yến xâm nhập.
– Lắp đặt hệ thống quan sát điện tử để quản lý theo dõi.
– Thiết kế hệ thống máng nước quanh nhà yến đề phòng các loài bò sát xâm nhập.
– Lắp hệ thống điều khiển nhà yến từ xa nếu có mạng Internet – Kiểu nhà yến thông minh

Vì sao nhà nuôi yến lại không thành công? (P4)

Khi nhà nuôi yến hoàn thành và đạt được hầu hết các tiêu chí cơ bản, có thể nói là đã tương đối thành công. Tuy nhiên, nếu để thiên địch tấn công thì dù nhà yến có tốt đến mấy thì vẫn không thể tăng đàn chim yến được. Các loài thiên địch này thường chui vào các nhà nuôi yến để săn trứng và chim yến, đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sống và sự an toàn của nhà yến. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến nhà yến thất bại.

Vì sao nhà nuôi yến lại không thành công? (P4)

Giữa nhiều kiểu mẫu nhà yến như vậy thì việc chọn nhà nào là việc không hề đơn giản. Đây cũng được coi là nguyên nhân dẫn tới thất bại của rất nhiều nhà nuôi yến khi không chú ý đến khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng miền mà chọn sai kết cấu nhà.

Nhà yến không xây theo kết cấu của mỗi vùng miền

– Miền Bắc: Thiết kế nhà chim phù hợp với khí hậu bốn mùa. Có các hệ thống làm mát cũng như sưởi ấm khi cần thiết.
– Miền Trung (ven biển): Thiết kế nhà chim phải đảm bảo thông thoáng, nhưng hạn chế được gió lùa thẳng vào nhà. Vì các vùng ven biển thường xuyên có bão, lượng gió trung bình rất nhiều và mạnh.
– Miền Trung – Tây Nguyên: Kiến trúc nhà chim phải đảm bảo thoáng mát. Miền Trung Tây Nguyên chịu ảnh hưởng lớn của gió Lào, nóng bức và kèm theo độ ẩm cao. Chính vì thế, thiết kế của những nhà chim nơi đây phải đặc biệt chú ý đến hệ thống tạo ẩm và tường vách thông thoáng.
– Miền Nam: Địa tầng yếu nên chọn các vật liệu nhẹ, bền để giảm tải sức đè nặng lên nền móng.

Nhà yến không xây theo kết cấu của mỗi thời kỳ

– Qua mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cần cải tiến thiết kế nhà yến cho phù hợp. Không nên sao chép những nhà yến trước đây (mặc dù rất thành công) để áp dụng cho nhà nuôi chim yến hiện tại của mình.
– Thiết kế mô hình nuôi yến tuy khó mà dễ. Khó ở chỗ khi người nuôi không hiểu được đời sống chim Yến cũng ngày càng nâng cao và đòi hỏi về môi trường sống cũng vậy. Dễ ở đây chính là chỉ cần tìm hiểu được chim yến cần gì và muốn gì để mà có sự thiết kế cải tiến phù hợp cho chim yến qua từng thời kỳ, chắc chắn nhà yến sẽ thành công.
– Yến thời xưa ở hang động, vách núi dần dần di chuyển vào đất liền ở nhà hoang, ở gầm cầu, ở những công trình nhà cao tầng bỏ hoang, ở những rạp hát… Con người dần tìm hiểu, nghiên cứu và xây những căn nhà chuyên biệt chỉ để dẫn dụ yến về ở và làm tổ. Vì thể, ta có thể thấy càng về sau nhà yến càng được nâng cấp và an toàn hơn cho chim yến. Nhà nuôi yến căn sau phải tối ưu hơn căn trước về mọi mặt.

Vì sao nhà nuôi yến lại không thành công? (P3)

Việc đầu tư vào một nhà nuôi yến mất khá nhiều thời gian, công sức cũng như tiền bạc. Trong đó, quan trọng nhất là giai đoạn xây dựng nhà nuôi chim yến. Nếu chúng ta xây dựng không đúng tiêu chuẩn thì sẽ gần như ngôi nhà sẽ không đạt được hiệu quả như chúng ta mong muốn, làm hao tốn công sức, thời gian cũng như tiền bạc của chúng ta

Vì sao nhà nuôi yến lại không thành công? (P3)

Việc chăm sóc nhà nuôi yến yêu cầu người nuôi cần phải có kỹ thuật, hiểu biết về đặc tính của chim yến thì việc thu hoạch yến sào Khánh Hòa cũng vậy, cần phải nắm rõ được quy luật sinh sản, làm tổ của chim yến để có phương pháp thu hoạch đúng và phù hợp với tình trạng nhà nuôi yến của mình nhất. Chính vì thế khi các chủ nhà yến thu hoạch không đúng cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhà nuôi yến thất bại.

Các lí do phổ biến

– Chủ nhà yến thu hoạch yến sào Khánh Hòa triệt để.
– Thu hoạch yến sào Khánh Hòa sớm khi chim yến chưa sinh sản (khi chim mới quẹt tổ): đây là cách thu một số nhà yến vẫn thường áp dụng, tuy nhiên cách thu này được đánh giá là khiến cho nhà nuôi yến khó tăng đàn. Chính vì vậy, khi các nhà yến mới hoạt động chưa lâu mà áp dụng cách thu hoạch tổ này sẽ khiến nhà yến không thể tăng về số lượng, dần dần chim yến cũng sẽ bỏ đi tìm nơi ở khác mà chúng cho là an toàn hơn và sẽ dẫn đến tình trạng nhà yến thất bại.
– Thu hoạch tổ khi yến còn trứng, chưa nở thành con: đây là cách thu tổ không được khuyến khích, tuy nhiên vẫn có những chủ nhà thu hoạch tổ kiểu này. Sau đó lấy trứng và chim non đi bán ở một kênh kinh doanh khác. Có thể nói cách thu tổ theo cách này là vô nhân tính cũng không oan vì nó không chỉ ảnh hưởng lâu dài đến nhà yến, mà nó còn cướp đi cái giường của những chú chim non chưa biết bay. Không một nhà yến nào có thể tồn tại bởi kiểu thu hoạch này.

Khi thu hoạch yến sào Khánh Hòa nên chú ý

– Chọn thời điểm chim yến đi kiếm ăn để thu hoạch.
– Các hoạt động trong nhà yến cần phải nhẹ nhàng, tránh làm chim yến sợ hãi.
– Kiểm tra kỹ các tổ trước khi thu hoạch xem trong tổ có chim non, trứng hay không. (Nếu có tuyệt đối không được thu hoạch)

Vì sao nhà nuôi yến lại không thành công? (P2)

Việc chăm sóc nhà nuôi yến yêu cầu người nuôi cần phải có kỹ thuật, hiểu biết về đặc tính của chim yến thì việc thu hoạch yến sào Khánh Hòa cũng vậy, cần phải nắm rõ được quy luật sinh sản, làm tổ của chim yến để có phương pháp thu hoạch đúng và phù hợp với tình trạng nhà nuôi yến của mình nhất. Chính vì thế khi các chủ nhà yến thu hoạch không đúng cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhà nuôi yến thất bại.

Vì sao nhà nuôi yến lại không thành công? (P2)

Mát vào ngày nắng

Mỗi một loài vật có cấu tạo sinh học phù hợp với một môi trường sống khác nhau, chính điều này đã làm nên sự đa dạng của thế giới động vật. Khác với điều kiện sống lạnh lẽo của chim cánh cụt, hay điều kiện sống khắc nghiệt trên những vùng sa mạc nắng nóng của các loài chim ruồi nhỏ bé, chim yến thích sống ở những vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm, nguồn thức ăn phong phú, lượng mưa nhiều, nhiệt độ lý tưởng dao động khoảng 27 đến 29 độ C. Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, vì vậy hệ sinh thái vô cùng đa dạng làm nguồn thức ăn cho chim yến. Tuy nhiên, vào những mùa nóng nhiệt độ cũng có khi lên đến 39 đến 40 độ C.
Một trong số những lý do nhà yến thất bại là do nhiệt độ nhà quá nóng nực. Hầu hết đều xây dựng không dựa theo hướng gió, hướng mặt trời, không bổ sung hệ thống làm mát… dẫn đến tình trạng khi nhà nuôi yến đi vào hoạt động thì nhiệt độ tăng cao, chim yến không thể vào nhà được.
Có nhiều cách để khắc phục việc nắng nóng trong nhà yến, phương thức thường được sử dụng và thuận tiện khi thi công nhất chính là xây tường hai lớp, khoảng giữa để xốp tối thiểu 3 phân. Cách xây tường này giúp nhà yến thoáng mát hơn.

Ấm vào ngày mưa

Chim yến là loài đòi hỏi điều kiện sống khá cao và cần môi trường sống hoang dã, yên tĩnh và gần gũi với thiên nhiên. Chính vì thế, nếu môi trường sống trong nhà yến ồn ào cũng là một yếu tố bất lợi cho việc nhà yến hoạt động. Để giảm tiếng ồn, các chủ nhà yến có thể tham khảo cách xây dựng tường cách âm, lợp mái chống ồn…

Không bị bí không khí

Một điểm đáng lưu ý nữa là việc ngăn phòng không phù hợp về tiêu chuẩn diện tích, bố trí các lỗ thông hơi, lỗ cửa, giếng trời không tạo được đường lưu thông luân chuyển không khí phù hợp trong nhà nuôi yến cũng khiến nhà bị bí bách. Không khí trong nhà yến không luân chuyển được dễ phát sinh nấm mốc khiến cho việc sửa chữa, tháo lắp thiết bị, đục phá tường gây tốn kém và rất mất thời gian cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn yến, khiến nhà yến nhanh chóng rơi vào tình trạng bị bỏ hoang.
Một số chủ nhà yến vì muốn đảm bảo yếu tố không lọt sáng của nhà yến mà bịt các lỗ thông hơi lại hoặc thông lệch tầng không hợp lý nhằm hạn chế ánh sáng ít nhất có thể. Tuy nhiên các làm này vô tình đã cản trở sự lưu thông của các luồng khí, làm cho nhà yến không đủ không khí. Để cải thiện tình trạng không khí bí bách trong nhà thì các chủ nhà nên sử dụng các ống thông gió chéo hoặc ống 90 kết hợp co giảm sáng… Tuyệt đối không được bịt các lỗ thông hơi, giếng trời…

Ánh sáng ở ngoài không lọt vào được

Ánh sáng cũng là yếu tố khá quan trọng đối với sinh hoạt của đàn chim yến. Chim yến vốn là loài ưa tối, chúng chỉ cần ánh sáng ở mức 0,02 lux, chính vì vậy nhà yến cần đảm bảo được việc “không lọt sáng”. Khi không đảm bảo được yếu tố này thì dù có đạt được các tiêu chí 1, 2, 3 thì chim yến vẫn không về làm tổ sinh sống. Để đạt hiệu quả tối ưu trong việc hạn chế ánh sáng nhưng vẫn đảm bảo nhà yến thoáng mát thì các chủ nhà yến nên dùng các phương phá bẻ cúp đường đi của ánh sáng.
Ngăn phòng trong nhà nuôi yến nhằm tạo ra trong nhà yến có nhiều phòng riêng biệt và ngăn phòng cũng là cách giảm dần ánh sáng rất hiệu quả. Tuy nhiên, lưu ý ngăn phòng phải tạo đường bay cho chim yến không quá lắt léo kiểu như mê cung.

Vì sao nhà nuôi yến lại không thành công? (P1)

Ngày nay, mô hình nuôi yến tại nhà không còn xa lạ nữa và đặc biệt đã rất thành công tại những tỉnh miền Trung, đặc biệt là nuôi yến tại Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi và khu vực Đông Nam Bộ. Thế nhưng, đa phần những người nuôi yến hiện nay ít nắm bắt được hết những kỹ thuật nuôi yến một cách rõ ràng, đa số chỉ là những kỹ thuật "chắp vá" được, do đó những dịch vụ tư vấn nuôi yến là rất cần thiết.

Vì sao nhà nuôi yến lại không thành công? (P1)

Ham giá rẻ và không chú trọng kỹ thuật

Trong quá trình làm nghề, đã gặp không ít khách hàng yêu cầu sửa chữa, cải tạo lại nhà yến do các đơn vị khác thi công trước đó, vì sau một thời gian hoạt động, yến vẫn không về nhà làm tổ. Nguyên nhân là do các chủ nhà yến đã chọn nhầm đơn vị thi công kỹ thuật dẫn đến tình trạng nhà yến xây dựng không đúng tiêu chuẩn, hệ thống loa quá ít không thu hút được chim, tường vách không đảm bảo thoáng khí… Đây có thể là những cá nhân đã từng làm việc ở các công ty chuyên về xây dựng – chuyển giao công nghệ nuôi yến nhưng vì tâm lý nóng vội và lòng tham mà tách riêng ra khi tay nghề chưa đủ cứng nên sẵn sàng phá giá, nhận công trình giá rẻ. Đương nhiên giá rẻ thì chất lượng công trình cũng rẻ như giá.
Ví dụ: ốc vít thì dùng ốc vít sắt kẽm, loa ít, amply công suất nhỏ, không trang bị camera, không máy phát điện dự phòng… Việc rút ruột công trình như thế đương nhiên làm ảnh hưởng nặng nề đến nhà nuôi yến khi đưa vào hoạt động. Cũng do những kỹ thuật này tay nghề còn non kém nên việc rập khuôn máy móc, công trình cũ, không có sự cải tiến kỹ thuật là điều khó tránh khỏi.
Chúng ta có thể thấy, việc chủ nhà nuôi yến vì ham rẻ mà bỏ qua các yếu tố kỹ thuật và chất lượng công trình cũng như thờ ơ trong việc giám sát quá trình xây dựng chính là nguyên nhân hàng đầu cản trở nhà yến của họ đi đến thành công. Đã làm nghề xây dựng nhà yến, chắc chắn rằng ai cũng phải công nhận, việc trang bị nhiều máy móc, thiết bị để căn nhà yến hoạt động mang lại hiệu quả là điều không thể chối cãi. Nhiều trang thiết bị thì luôn đi đôi với chi phí đầu tư sẽ cao hơn, nhưng ngược lại thì chưa chắc. Tức là chi phí đầu tư cao nhưng có khi lại rất ít trang thiết bị.

Thực hiện theo kinh nghiệm cá nhân

Một số nhà yến khác thất bại nguyên nhân không gì khác chính là do chủ nhà. Việc tự tích góp kiến thức xây dựng và tự thi công lắp đặt một phần giúp các chủ nhà yến tiết kiệm chi phí đâu tư ban đầu một cách tối đa nhưng họ đã quên mất rằng, xây nhà yến là một công việc yêu cầu kỹ thuật khắt khe, chính xác ở từng khâu chứ không phải chỉ cần nhìn, xem, hỏi các nhà yến khác là làm được.
Cũng chính do tự làm, nên chủ nhà luôn trong tình trạng vừa làm, vừa học hỏi, vì vậy khi đi vào hoạt động cũng là lúc chủ đầu tư phải sửa tới sửa lui, gây tình trạng bất ổn, xáo trộn cho nhà yến. Các chủ nhà này thường đi tham quan, học hỏi và copy mô hình những nhà yến thành công khác về áp dụng cho nhà của mình, nhưng lại không biết rằng việc nuôi chim yến ở mỗi vùng, mỗi khu vực là khác nhau khí hậu, thời tiết, nguồn thức ăn… ảnh hưởng đến chất lượng nhà yến nếu chúng ta không hiểu rõ.

Làm thế nào để giảm chi phí đầu tư khi mới bắt đầu nuôi yến?

Có rất nhiều yếu tố tác động đến sự thành công hay thất bại của một nhà nuôi yến, nhưng có thể nói kỹ thuật chính là yếu tố nòng cốt nhất. Kỹ thuật xây dựng và lắp đặt tốt sẽ không chỉ thu hút được chim yến về nhà ở nhanh chóng, mà còn giúp nhà yến phát triển bền vững 
Làm thế nào để giảm chi phí đầu tư khi mới bắt đầu nuôi yến?

Tìm hiểu trước vị trí, đặc điểm khu vực

1. Trước hết ta phải khảo sát vị trí, khu vực nơi Chim yến đi ăn, ở & đường bay của chúng (rất quan trọng), không thể làm qua loa đại khái mà phải nghiên cứu chuyên sâu và để có được yến sào Khánh Hòa.
2. Sau khi đã khảo sát và chọn địa điểm lý tưởng chúng ta sẽ đưa ra quyết định đầu tư cho căn nhà Yến. Đầu tư lớn hay nhỏ tùy thuộc vào nơi có Chim yến nhiều hay ít…Khi đầu tư căn nhà có tầm quy mô phải thiết kế sao cho phù hợp từng tầng, phòng. Phải nghiên cứu kỹ lỗ cho chim vào và vòng lượn hợp lý.
3. Nhà có DT 50m2 trở lên, nhà nuôi yến đô thị phải bằng hoặc cao hơn nhà xung quanh, phải có chuồng cu cho yến lượn, nhà vùng quê thì điệu kiện tốt cho chim bay lượn hơn.
4. Nhà tận dụng cải tạo lại hoặc nâng tầng để nuôi, người bên công ty đến khảo sát  thực tế, hướng dẫn cách làm cụ thể, chừa lổ thông thoáng đúng qui cách, và kiểm tra hướng chim ra vào theo đúng qui trình tự nhiên thích hợp điều kiện chim yến làm tổ. (Ví dụ: tầng trệt để làm văn phòng, tầng trên để nuôi chim yến.)
5. Tóm lại: muốn làm hoặc xây dựng nhà yến quy mô, tốt nhất phải chọn địa điểm lý tưởng, điều kiện cũng như môi trường sống của chim yến, số lượng đã khảo sát, nguồn dự trữPhải nghiên cứu và tham khảo trước khi quyết định làm nhà Yến. Không được bỏ qua những yếu tố nhỏ cho bất kỳ công đoạn nào.
6. Đặc điểm của mỗi vùng sẽ khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm vì thế phải thiết kế phụ thuộc vào điều kiện của mỗi vùng. Ví dụ: khu vực có nhiệt độ 28 -> 30 độ C thì phải chọn vật liệu và thiết kế phù hợp.
7. Lưu ý nhiệt độ, độ ẩm, không khí trong nhà Yến. Hệ thống thông gió của mỗi tầng cũng khác nhau. Đối với từng tầng ta có những thiết kế khác nhau tạo môi trường cực tốt cho Yến.
8. Vị trí và xung quanh ngôi nhà có lý tưởng? cách bảo quản cũng như bảo vệ nhà yến có nguy cơ không?
Ví dụ: con người(trộm cắp) hoặc môi trường xung quanh. Đặc biệt các loài nguy hiểm như: chuột, gián, kiến, cú mèo, rắn…là những kẻ thù nguy hiểm cho Chim yến.
9. Thức ăn của vùng đó…xong phải thiết kế từng chi tiết một, không bỏ qua bất cứ công đoạn nào, thiết kế cho phù hợp và đầy đủ, nhớ không được áp dụng từ vùng này cho vùng khác.

Nhà yến phải có thiết kế phù hợp 

Với việc thiết kế nhà nuôi Yến, chúng ta không cần phải bỏ ra số tiền đầu tư lớn mới mang lại căn nhà chắc chắn, mà sự lựa chọn thông minh chính là tìm cách sao cho chi phí đầu tư thấp nhưng mang lại hiệu quả tối đa, đó mới là xây dựng việc nuôi yến bước đầu thành công.
Các kiểu mẫu nhà nuôi yến hiện nay rất đa dạng như nhà ở cải tạo thành nhà yến, nhà trệt, nhà cấp 4, nhà cao tầng, xây tường 20cm, tường 10cm, đổ bê tông vĩnh cữu, lợp mái tôn chống nóng,… Tùy từng người có điều kiện kinh tế từng gia đình, từng vùng miền, từng điều kiện khí hậu mà ta có thể xây dựng những nhà yến khác nhau để phù hợp với túi tiền của mình và đảm bảo được đầy đủ các yếu tố kỹ thuật như nhiệt độ , âm thanh, ánh sáng, độ ẩm…..
Đây là điều kiện tiên quyết quyết định việc nuôi yến có thành công hay không, vì vậy, nếu xây dựng một nhà nuôi yến trong nhà đúng kỹ thuật thì chắc chắn sẽ thành công và ngược lại. Do đó trước khi bắt tay vào việc xây dựng bạn cần được các chuyên gia tư vấn nuôi yến tư vấn 1 cách cụ thể, chi tiết dựa trên điều kiện cụ thể của mình.

Nhà Yến được trang bị các hệ thống đúng chuẩn

Điều kiện trong nhà yến đạt tiêu chuẩn là như thế nào.
1) Một bộ âm thanh hiệu quả:

Làm thế nào để giảm chi phí đầu tư khi mới bắt đầu nuôi yến? 1
Cả âm thanh trong và ngoài đều rất cần thiết để thu hút chim đến và ở lại nhà bạn. Nếu có thể, bộ sưu tập âm thanh của bạn nên có ít nhất 5 đến 10 âm ngoài và 3 âm trong hiệu quả.
Đối với âm ngoài, lời khuyên của tôi là bạn nên có những âm sau: Marvellous Cloud, King Kong, Super 208, Black Cloud, và Pukau.
Đối với âm trong, bạn nên có SuperBabyKing, Baby King, Super Colony.
2) Độ tối của phòng làm tổ:
Độ tối đạt chuẩn là khi bạn không thể nhìn thấy người bên cạnh ở khoảng cách 0.5m.
Bạn không cần phí tiền để mua các thiết bị đo sáng đắt tiền. Hãy đứng cách xa người bên cạnh 0.5m và xem bạn có nhìn thấy anh ta không. Nếu bạn không nhìn thấy thì độ tối đó là quá đủ cho nhà yến.
3) Độ ẩm:
Độ ẩm cần cho nhà yến nằm trong khoảng 85 – 95% Rh. Cố gắng duy trì độ ẩm bên trong nhà bạn nằm trong khoảng này bằng các thiết bị điều khiển tự động bằng cảm biến. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thiết bị như vậy. Trước hết, hãy tập trung vào phòng VIP, nơi sẽ thu hút chim yến đến ở đầu tiên.
4) Tạo mùi cho nhà yến:
Đối với nhà yến mới, bạn cần tạo mùi bầy đàn trong nhà để lũ chim cảm thấy đây là nơi thân thiện, an toàn để ở lại. Tốt nhất là sử dụng mùi Mutiara.
5) Cung cấp tất cả những gì mà lũ chim thích để kích thích chim yến làm tổ
Lắp đặt ít nhất 100-150 loa phát tiếng trong mỗi tầng
Lắp đặt ít nhất 100 tổ giả.
Phun Super Pheromone mỗi tháng
Lắp đặt thêm ít nhất 100 góc 90* cho mỗi tầng
Lắp đặt 2 loa chùm và 4 loa diều mỗi tầng
Lắp đặt hệ thống loa dẫn dụ để kéo lũ chim vào sâu tận bên trong phòng VIP.
6) Theo dõi sự phát triển của đàn yến:
Hãy nhờ một chuyên gia hướng dẫn cho bạn điều này hoặc hợp tác với một bên thứ ba đáng tin cậy để họ thực hiện kiểm tra định kỳ cho bạn.Những dấu hiệu bất thường có thể được phát hiện và khắc phục sớm nhất, mang lại hiệu quả cao cho nhà yến của bạn.
7) Tiêu diệt thiên địch:
Bạn cần hạn chế tối đa sự tấn công từ chim cú, thằn lằn, chuột, gián, kiến, nhện, chim cắt, rắn, quạ,…
Khi đàn yến trong nhà bạn đã trở nên đông đảo cũng chính là lúc nhà yến của bạn phải đối diện với thiên địch. Nếu không cẩn thận, khả năng đàn yến của bạn đi mất là có thể.
Hãy cố gắng học hỏi kinh nghiệm những người đi trước để đối phó với chúng và không ảnh hưởng đến đàn yến trong nhà

Yếu tố kỹ thuật cơ bản để tạo nên nhà yến

Nuôi chim yến có nhiều ưu điểm như không đầu tư mua giống, không phải lo thức ăn, không phải lo dịch bệnh (hiện chưa phát hiện chim yến bị nhiễm H5N1), chim yến ăn, uống trên không, bay suốt ngày từ sáng tới tối về tổ, không tiếp xúc với sinh vật khác.

Yếu tố kỹ thuật cơ bản để tạo nên nhà yến

Trong quá trình nuôi, người nuôi cần tuân thủ nghiêm ngặt các yếu tố và quy trình kỹ thuật. Sau đây là một số điều cơ bản về kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà.

Vị trí địa lí của ngôi nhà

Vị trí nhà trong kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà là yếu tố quan trọng nhất trong 4 nhân tố để xây nhà nuôi yến hiệu quả. Người nuôi cần xem xét lượng chim có đủ lớn hay không để chọn vị trí nhà thích hợp.
Nhà nuôi yến phải nằm ngay trên đường bay và các lỗ thu chim phải đặt hợp lý với đường bay. Nhà nuôi chim yến phải được xây dựng tại các vùng không cách xa chỗ chim yến trú ngụ quá 5 – 8km dưới đường chim bay, vùng chim kiếm mồi, không cao quá 800m so với mặt biển. Nhà yến cần tránh cần phải tránh hướng mặt trời mọc chiếu thẳng vào hai vách bên hông vì như vậy sẽ nóng, không đảm bảo được nhiệt độ lý tưởng.

Thiết kế của ngôi nhà

Trong kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà, nhà nuôi yến phải có không gian vừa phải để chim yến có thể dễ dàng lượn và mang lại năng suất yến sào Khánh Hòa cao. Một điều cần chú ý nữa nhà nhà chim yến cần phải thiết kế phòng bay dạo cho chim và phòng làm tổ.
Các vách ngăn trong nhà yến cần thiết kế sao cho sau khi chim yến bị dẫn dụ bởi âm thanh bên trong nhà nuôi mà nó muốn bỏ đi cũng khó tìm được lối thoát. Bên ngoài nhà nuôi chim yến cần thoáng rộng, khoảng cách của lỗ thông hơi cách tấm sàn trên và dưới với khoảng cách lý tưởng là 50cm.

Âm thanh thu hút chim yến của ngôi nhà

Âm thanh là yếu tố quan trọng thứ 3 trong kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà. Một âm thanh dẫn dụ hiệu quả là âm thanh phải thu hút được lượng đông đảo yến kéo đến xung quanh nhà và lôi kéo chúng bay vào bên trong nhà nuôi. Mỗi địa điểm nuôi chim yến thích hợp với một số loại âm thanh dẫn dụ riêng theo vùng miền và vị trí nhà ở trong khu vực cạnh tranh nhiều nhà yến.
Để biết được âm thanh nào phù hợp với nhà nuôi yến, người nuôi cần phải thử âm. Có rất nhiều âm thanh để người nuôi thử như: Black Cloud, Super Intan, SuperBabyKing, Super208, Baby King…
Trên đây là một số điều cơ bản về kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà mà người nuôi chim yến cần phải lưu ý để đem lại nhiều lợi ích nhất.

Những lưu ý khi xây dựng nhà nuôi chim yến

Nghề nuôi chim yến đang đem lại lợi nhuận cao cho cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên để đạt tới thành công trong việc nuôi yến thì người nuôi cần nắm rõ những kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà.

Những lưu ý khi xây dựng nhà nuôi chim yến

Các chuyên gia đều cho rằng, Việt Nam có điều kiện nuôi chim yến cho tổ chất lượng tốt hơn cả Indonesia và Malaysia. Nhiều nhà đầu tư Malaysia, Đài Loan đã và đang tìm cách xây nhà nuôi yến tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong khi hiện nay Indonesia có trên 200.000 căn nhà yến, Thái Lan trên 70.000, Malaysia trên 35.000… thì Việt Nam hiện chỉ có khoảng 3.000 – 5.000 căn quy mô nhỏ lẻ, tự phát. Sản lượng yến sào Khánh Hòa của Indonesia 105 tấn, Thái Lan 35 tấn, Malaysia 12 tấn… Việt Nam hiện có khoảng 4,5 tấn, trong đó 70% chủ yếu là yến sào Khánh Hòa tự nhiên, thu hoạch từ các đảo.
Người quan tâm đến cách nuôi chim yến trong nhà thường không xa lạ với công thức: Thành công trong cách nuôi yến phụ thuộc 40% vào địa điểm, 50% phụ thuộc vào kỹ thuật, 10% là do yếu tố may mắn. Hay nói cách khác, một nửa thành công của nghề khai thác “vàng trắng” này đều nằm ở kỹ thuật.

Chim yến thích ở nơi như thế nào?

Chim yến ưa sự yên tĩnh hoang sơ, chúng thường đến trú ngụ ở các ngôi nhà cũ, ít sử dụng. Do vậy, ngôi nhà nuôi yến lý tưởng nên gần đồng ruộng, bụi cỏ, rừng cây thấp, biển, sông, hồ – tạo điều kiện để chim tìm mồi dễ dàng, nhất là vào mùa mưa. Nhà nuôi yến mới phải được xây trong vùng có chim yến sinh sống, khu vực chim kiếm ăn, dưới đường chim bay. Không xây nhà ở nơi có nhiều hãng xưởng, nhà máy, các côn trùng – nguồn thức ăn của yến – thường sẽ bị tiêu diệt do đô thị hóa.
Nhà chim thường giống 1 cái kho lớn có thể là hình khối ống, hoặc hình khối chữ nhật tùy vào địa thế miếng đất. Nhà có thể lợp mái hoặc mái bằng. Thường nhà nuôi yến có kích thước từ 10 x 20m. Nhà chim có thể tổ hoặc nhỏ hơn chút ít nhưng phải tìm cách để tăng sức chứa chim ở trong phòng như chia nhà thành 1 số tầng (3 – 5 tầng). Độ cao của mỗi tầng nhà chim yến nên ít nhất là 2m. Số tầng tối thiểu nên là 2. Nhà yến 1 tầng ít có cơ hội thành công hơn bởi quá thấp, không thuận tiện về đường bay của chim, nhiệt độ, độ ẩm khó điều chỉnh, ít điều kiện để chim lựa chọn một chỗ thích hợp nhất cho nó.
Nhà chim phải xây ở nơi tương đối an toàn tránh các loài dịch hại như chim quạ, đại bàng, chim cắt… là những loài thích ăn thịt chim. Các loài chim săn mồi này sẽ làm chim yến sợ và sẽ tìm nơi khác an toàn hơn.
Tường nhà nên dày 20 – 25cm. Vữa nên là hỗn hợp cát, vôi, xi-măng theo tỉ lệ 3:2:1. Trong các vùng nóng để giảm nhiệt độ của nhà chim có thể xây gạch 2 lớp, giữa 2 lớp gạch cách nhau 1 khoảng không 5cm. Mặt ngoài và trong của tường phải phủ 1 lớp vừa, nhất là mặt ngoài phải phủ xi-măng làm cho trơn láng để tránh chuột…, mặt trong chỉ có thể tráng vừa.
Mái và nóc nhà phải lợp kỹ để tránh mưa. Mái lợp ngói cũng có thể lợp bằng vật liệu khác như tôn lạnh. Ở khu vực nóng thì nhà nuôi chim yến nên đặt mái với góc nghiêng 45 độ và nhỏ hơn 30 độ với khu vực lạnh  để hấp thụ nhiệt tốt hơn. Hiện nay, theo cách nuôi chim yến trong nhà hiện đại thì chúng tôi tư vấn nên xây nhà nuôi yến không lợp mái, để trần phẳng, đổ bê tông, trên trần nhà là hệ thống chống nóng bằng gạch và có lót vật liệu chịu nóng.
Về số phòng, nếu không đặt phòng dạo chờ ở phía trên, vẫn cần thiết kế một phòng dạo cùng tầng với phòng nghỉ. Vì khi vào nhà, yến thích bay lượn trước khi vào phòng nghỉ qua 1 cửa.  Ngôi nhà nên chia làm nhiều phòng, tối thiểu 4m x 4m (cao 3 – 4m). Nếu do điều kiện phòng hẹp hơn chút ít thì chiều cao phải tăng lên, có thể bỏ vách ngăn giữa 2 phòng liền kề để không gian rộng thêm. Nên có cửa thông với nhau giữa các phòng nhỏ. Kích thước và kiểu dáng cửa giữa các phòng có thể khác nhau, lý tưởng là 20 x 20cm.

Xây nhà yến cần chú ý gì?

Trong quá trình xây nhà nuôi yến nên chú ý đến khoảng trống thông tầng thẳng từ trên để chim có thể bay lượn tự do giữa các tầng một cách dễ dàng  như trong khe sâu của hang đất hoặc miếng làm bằng xi-măng. Nên gắn thêm các xà gỗ trên trần trong phòng nuôi yến để nhà để chim bám và tăng diện tích làm tổ. Kích thước các ván gỗ hoặc miếng lam này dày 1,5 – 2cm, rộng từ 15 – 20cm. Bạn có thể dung  gỗ teach – một loại gỗ xốp nhẹ, dai bền, không mùi (yến không thích ở nhà có mùi lạ), màu trắng, và yến bám rất dính vào loại gỗ này.
Nên quét tường bằng vôi trắng, màu trắng dễ chịu, phẳng và không dễ bị hư hỏng. Mặt trong nhà chỉ cần tô trát tường mà không quét vôi. Theo cách nuôi chim yến trong nhà hiện nay, nên xử lý thêm bề bằng những tấm lưới nhựa được treo sát vào tường. Với chất liệu này, chim yến vẫn có thể bám và làm tổ rất hiệu quả. Khi thu hoạch tổ chỉ cần gỡ lớp dưới xuống, tiện dụng và rất vệ sinh.
Nên xây nhà nuôi yến ở nơi có ánh sáng gần như trong hang động, cường độ ánh sáng khoảng 0,2-0,6 lux. Về độ ẩm lý tưởng là 75- 90%, nhiệt độ từ 27 đến 290C. Để tạo được nhiệt độ và độ ẩm như trên, chúng ta cần chú ý độ cao của căn nhà, theo nhiều khuyến cáo hiện nay thì nên xây nhà nuôi yến ở độ cao dưới 500m, theo chiều gió, giúp đem lại hơi ẩm trong không khí. Hướng cửa hợp lý phụ thuộc hướng chim bay đi về trong ngày.
Về cửa ra vào của chim phải đặt ở trên để không bị cản trở lúc chim bay ra bay vào. Với nhà yến mới, kích thước lỗ ra vào của chim phải là 40 x 80cm. Về sau nên điều chỉnh lại để phòng không bị sang quá, kích thước nhỏ nhất là 30 x 20cm, lớn nhất 45 x 30cm. Với cửa cho người ra vào thì chỉ nên xây 1 cửa, khi đi vào cần qua 1 phòng nhỏ, rồi mới đến cửa đi vào phòng chim.
Ngoài ra, để giữ được nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng mờ tối ta cần phải tính đến sự thông gió. Kiểu lỗ thông gió có thể là ống thông gió hình chữ “L”,hình ống thẳng đặt xéo hoặc chừa các cửa sổ nhỏ trực tiếp khi xây nhà theo kiểu so le giữa 2 lớp gạch. Ống thông phải ổn định và có biện pháp chống côn trùng bay vào tổ. Cũng có thể lắp 1 số quạt quay thông gió.
Để điều chỉnh độ ẩm, nền nhà có thể không lót gạch nhưng nên có một số chậu, bể nước cạn. Theo cách nuôi chim yến trong nhà của nuoiyensao.com thì có thể xây các ống nước theo tường từ nền lên cao 1,5m có rãnh thu gom nước chảy về 1 phía để tiện vệ sinh nhà yến. Sự phun tưới nước xung quanh nhà yến giúp hạ thấp nhiệt độ và tăng độ ẩm và có thể lắp thêm hệ thống bơm nhỏ để bơm nước lên, đi qua ống nhựa đục lỗ rồi để nước chảy xuống – giống như lạo bơm dùng cho hồ cá.
Nên xây nhà nuôi yến trong một khuôn viên có đất xung quanh để chim có 1 sân lượn, nên là hình vuông, tối thiểu là 16 m2. Xung quanh tường là một rãnh nước nhỏ để tránh kiến. Xung quanh có thể trồng thêm chuối, sung, keo đậu… nhưng không được cao quá lỗ cửa để tránh cản trở khi chim bay ra bay vào.

Những lưu ý khi xây dựng nhà nuôi chim yến 1
Do yến có khứu giác rất nhạy, do vậy các nhà nuôi yến nên kết thúc trước mùa sinh sản khoảng 2 tháng để mùi vôi và xi-măng bay bớt và ngôi nhà trở nên cũ hơn. Đồng thời, nhà nuôi chim yến sẽ được phun dung dịch có mùi thơm hữu cơ để chúng ngửi thấy giống như mùi cơ thể chúng cùng với tiếng gọi bầy đàn thì sẽ khuyến khích chúng chấp nhận ngôi nhà đó vào mùa giao phối.
Người nuôi yến trong nhà thường dùng phát tiếng gọi của yến dễ dẫn dụ chim đến làm tổ. Khi nghe tiếng chim gọi bạn tình phát ra, những con chim yến bay ngang qua sẽ bay đến ngôi nhà có tiếng gọi bạn. Khi đã bay vào nhà rồi chim nhận thấy điều kiện sống phù hợp với chúng, do đó nhiều chim gọi nhau đến tiếp mỗi ngày, số lượng, đàn chim nhiều hơn và dần dần về làm tổ ở đây.
Theo tính toán trung bình của nuoiyensao.com, chi phí cho việc xây mới nhà nuôi yến thì chi phí xây dựng thô khoảng từ 2.500.000 – 3.000.000 VND/m2 tùy theo cùng miền; chi phí lắp đặt thiết bị từ 720.000 – 860.000VND/m2 tùy theo mô hình.
Nuôi chim yến là tìm cách dẫn dụ chim vào nhà, chim ở lại, gây đàn, làm tổ. Để nuôi yến thành công đòi hỏi người nuôi phải trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về cách nuôi chim yến trong nhà.  Tốt nhất bạn nên thuê chuyên gia tư vấn hoặc tham khảo từ những người đã có kinh nghiệm. Chúc bạn thành công!