>> Bổ sung sức khỏe nhờ yến sào, mời bạn tham khảo: Cách chưng yến sào đường phèn hợp lí
Các
thông số kỹ thuật cần kiểm soát là: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng âm thanh nhà yến,
kỹ thuật tạo mùi nhà yến. Ngoài ra còn phải biết cách vận hành, sử dụng các
thiết bị phụ trợ như: máy phát âm thanh, máy tạo ẩm, máy hút gió, máy bơm, máy
phát điện… Nhiều nhà yến khi nghiên cứu cho thấy, những nhà nào được chăm sóc
đầy đủ, thường xuyên thì hiệu quả dẫn dụ chim yến nhanh hơn. Việc chăm sóc còn
phát hiện các loại địch hại của chim yến để có phương án xử lý kịp thời.
>> Mời bạn tham khảo thêm: Cách chưng tổ yến với táo đỏ đặc sắc nhất
>> Mời bạn tham khảo thêm: Cách chưng tổ yến với táo đỏ đặc sắc nhất
Để đảm
bảo vận hành nhà yến thành công cần từ một đến hai nhân viên kỹ thuật vận hành
được đào tạo kỹ lưỡng, có kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học chim yến, am
hiểu về quy trình hoạt động của nhà yến, nắm được các thông số kỹ thuật, biết
sử dụng các máy móc và thiết bị trong nhà yến.
Cài đặt hệ thống âm thanh cho nhà yến.
Hệ
thống được vận hành tự động thông qua hộp điều khiển lập trình sẵn theo thời
gian. Thời gian mở âm thanh ngoài trời buổi sáng từ 5h30 đến 11h30, buổi chiều
từ 13h30 đến 19h00 tùy theo mùa và theo vùng, miền. Âm thanh trong nhà được duy
trì hoạt động 24/24 giờ. Âm thanh bên ngoài nhà yến phát với công suất 40 ÷ 50
dB. Âm thanh bên trong nhà yến thì mở nhỏ hơn ở mức 15 ÷ 20 dB.
>> Để không làm mất đi chất dinh dưỡng khi chưng tổ yến, mời bạn tham khảo: Cách chưng yến bằng nồi điện thông minh
>> Để không làm mất đi chất dinh dưỡng khi chưng tổ yến, mời bạn tham khảo: Cách chưng yến bằng nồi điện thông minh
Cài đặt hệ thống tạo ẩm
Nhà yến
luôn duy trì hai hệ thống phun sương bên trong và phun sương bên ngoài. Hệ
thống được điều khiển tự động theo chế độ lập trình sẵn.
– Phun
sương bên ngoài có tác dụng làm mát ngôi nhà yến vào mùa nắng nóng, tăng độ ẩm
không khí và tạo hạt sương cho chim về tắm, thu hút chim về đảo lượn. Tùy thời
tiết từng mùa trong năm và từng vùng khí hậu cụ thể để có chế độ hoạt động hiệu
quả và tiết kiệm chi phí.
>> Xem thêm: Cách chưng yến sào với hạt sen dễ làm
>> Xem thêm: Cách chưng yến sào với hạt sen dễ làm
Thông
thường thời gian phun sương bên ngoài là: buổi sáng 6h00 ÷ 9h00, buổi trưa
11h00 ÷ 14h00 và buổi chiều 15h00 ÷ 18h00, tần suất phun là 1 giờ/lần, phun
trong 5 phút. Nếu trời mưa thì cho máy phun ngừng phun sương ngoài trời.
– Phun
sương bên trong nhà yến có tác dụng tăng độ ẩm và duy trì độ ẩm trong nhà yến
đạt trên 75%. Phun sương bên trong còn làm giảm nhiệt độ bên trong nhà yến vào
mùa nắng nóng.
Thời
gian phun sương: 9h00 ÷ 17h00 hàng ngày. Buổi sáng 9h00 ÷ 11h00 thì cho máy
hoạt động phun 01 giờ/lần, mỗi lần phun trong 3 phút. Buổi chiều 12h00 ÷ 17h00
thì cho phun 01 giờ/lần, mỗi lần phun 5 phút.
Vào mùa
mưa khi độ ẩm trong nhà yến đạt trên 75% thì cho hệ thống ngừng hoạt động.
Đo các yếu tố chỉ tiêu môi trường
Định kỳ
hàng tháng sử dụng máy đo nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng để kiểm tra đo các thông số
kỹ thuật bên trong và bên ngoài nhà yến.
>> Chưng tổ yến với đậu xanh như thế nào? Mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến với đậu xanh cực hấp dẫn
>> Chưng tổ yến với đậu xanh như thế nào? Mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến với đậu xanh cực hấp dẫn
Thông
số kỹ thuật trong nhà yến chuẩn:
– Nhiệt
độ: 27 ÷ 30 oC
– Độ
ẩm: 75 ÷ 85 %
– Ánh
sáng: 0,02 ÷ 0,6 lux.
Đo
thông số nhiệt độ, độ ẩm định kỳ hàng tháng để đối chiếu với thông số chuẩn, từ
đó có sự điều chỉnh hệ thống phun sương hoạt động phù hợp và hiệu quả.
Nếu
nhiệt độ bên trong nhà yến trên 30oC, độ
ẩm nhỏ hơn 75% thì cần tăng thêm thời gian phun sương bên trong nhà yến.
Nếu
nhiệt độ bên trong nhà yến nhỏ hơn 27oC, độ
ẩm lớn hơn 85% thì cần giảm thời gian phun sương bên trong nhà yến.
Trong
quá trình hoạt động nhà yến, định kỳ hàng tháng phải kiểm tra bảo trì, bảo
dưỡng thiết bị đối với các hệ thống.
4.1. Hệ thống phun sương
– Kiểm
tra hoạt động máy phun sương bên trong và máy phun sương bên ngoài nhà yến.
– Kiểm
tra hộp điều khiển để lập trình giờ điều khiển phù hợp với môi trường khí hậu
khu vực nhà yến và bên trong nhà yến.
– Kiểm
tra vệ sinh béc phun sương đảm bảo béc phun sương hoạt động tốt.
>> Để học cách chưng yến ngon, mời bạn tham khảo: Cách chưng yến sào phổ biến nhất
>> Để học cách chưng yến ngon, mời bạn tham khảo: Cách chưng yến sào phổ biến nhất
– Đối
với những nhà yến mà nguồn nước cấp từ giếng nước khoan thì cần phải lắp bộ lọc
nước và định kỳ hàng tháng phải kiểm tra bộ lọc, nếu bị đóng cặn nhiều thì phải
thay thế ruột lọc.
4.2. Hệ thống âm thanh
Đối với
hệ thống âm thanh thì kiểm tra hoạt động các thiết bị sau: Hệ thống loa bên
trong nhà yến gồm: loa lỗ, loa dẫn, loa trong nhà. Kiểm tra từng loa xem loa có
hoạt động tốt không. Thông thường loa trong nhà yến sau thời gian hoạt động
khoảng 01 năm thì các mối nối dây loa với loa bị oxy hóa. Vì vậy, cần sửa chữa
lại các đầu nối để hệ thống hoạt động tốt.
Loa nóc
được lắp đặt trên nóc chuồng cu và nóc nhà yến nên thường xuyên tiếp xúc với
môi trường ngoài trời, do đó dễ hỏng các mối nối và hỏng loa. Vì vậy, cần kiểm
tra các mối nối giữa loa và dây loa để khắc phục kịp thời.
4.3. Hệ thống giá tổ
Hệ
thống giá tổ làm bằng gỗ, do vậy khi độ ẩm trong nhà quá cao (trên 90%) và
không có sự thông thoáng trong nhà yến thì các loại nấm mốc sẽ xuất hiện. Vì
vậy, phải kiểm tra hệ thống giá tổ định kỳ cùng với đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm và
sự thông thoáng của nhà yến để đảm bảo hệ thống giá tổ luôn sạch sẽ.
>> Xem thêm: Cách chưng yến mật ong thông dụng
>> Xem thêm: Cách chưng yến mật ong thông dụng
Theo dõi chu kì sinh sản của chim yến
Kiểm
tra tốc độ phát triển quần đàn chim yến bằng phương pháp theo dõi và so sánh
tốc độ phát triển của nhà yến tháng sau so với tháng trước đó.
Hàng
tháng nhân viên kỹ thuật phải kiểm tra đếm số lượng chim ở lại nhà yến, số dấu
phân chim trong nhà yến, số tổ và các giai đoạn chim làm tổ, chim con… Sau kiểm
tra, các số liệu phải được ghi chép cẩn thận và lưu hồ sơ để làm cơ sở so sánh.
Phương
pháp kiểm tra:
– Kiểm
tra và đếm đấu phân chim yến: Nhà yến khi mới hoạt động để biết chim yến có ở
lại trong nhà yến hay không thông qua dấu phân chim yến. Sau này khi nhà yến có
số lượng chim ở lại trên 500 con thì không phải kiểm tra dấu phân chim nữa.
– Kiểm
tra chim làm tổ và sinh sản: Chim làm tổ được chia làm ba giai đoạn chính: giai
đoạn kích thước tổ R ≤ 30 mm, tổ nguyên (R ≥ 45 mm). Kiểm tra, đếm tổ và ghi
chép số liệu các giai đoạn làm tổ của chim để so sánh với tháng tiếp theo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét