Giữa
nhiều kiểu mẫu nhà yến như vậy thì việc chọn nhà nào là việc không hề đơn giản.
Đây cũng được coi là nguyên nhân dẫn tới thất bại của rất nhiều nhà nuôi yến
khi không chú ý đến khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng miền mà chọn sai kết cấu
nhà.
Nhà yến không xây theo kết cấu của mỗi vùng miền
– Miền
Bắc: Thiết kế nhà chim phù hợp với khí hậu bốn mùa. Có các hệ thống làm mát
cũng như sưởi ấm khi cần thiết.
– Miền
Trung (ven biển): Thiết kế nhà chim phải đảm bảo thông thoáng, nhưng hạn chế
được gió lùa thẳng vào nhà. Vì các vùng ven biển thường xuyên có bão, lượng gió
trung bình rất nhiều và mạnh.
– Miền
Trung – Tây Nguyên: Kiến trúc nhà chim phải đảm bảo thoáng mát. Miền Trung Tây
Nguyên chịu ảnh hưởng lớn của gió Lào, nóng bức và kèm theo độ ẩm cao. Chính vì
thế, thiết kế của những nhà chim nơi đây phải đặc biệt chú ý đến hệ thống tạo
ẩm và tường vách thông thoáng.
– Miền
Nam: Địa tầng yếu nên chọn các vật liệu nhẹ, bền để giảm tải sức đè nặng lên
nền móng.
Nhà yến không xây theo kết cấu của mỗi thời kỳ
– Qua
mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cần cải tiến thiết kế nhà yến cho phù hợp. Không nên
sao chép những nhà yến trước đây (mặc dù rất thành công) để áp dụng cho nhà
nuôi chim yến hiện tại của mình.
– Thiết
kế mô hình nuôi yến tuy khó mà dễ. Khó ở chỗ khi người nuôi không hiểu được đời
sống chim Yến cũng ngày càng nâng cao và đòi hỏi về môi trường sống cũng vậy.
Dễ ở đây chính là chỉ cần tìm hiểu được chim yến cần gì và muốn gì để mà có sự
thiết kế cải tiến phù hợp cho chim yến qua từng thời kỳ, chắc chắn nhà yến sẽ
thành công.
– Yến
thời xưa ở hang động, vách núi dần dần di chuyển vào đất liền ở nhà hoang, ở
gầm cầu, ở những công trình nhà cao tầng bỏ hoang, ở những rạp hát… Con người
dần tìm hiểu, nghiên cứu và xây những căn nhà chuyên biệt chỉ để dẫn dụ yến về
ở và làm tổ. Vì thể, ta có thể thấy càng về sau nhà yến càng được nâng cấp và
an toàn hơn cho chim yến. Nhà nuôi yến căn sau phải tối ưu hơn căn trước về mọi
mặt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét