Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

Vì sao nhà nuôi yến lại không thành công? (P2)

Việc chăm sóc nhà nuôi yến yêu cầu người nuôi cần phải có kỹ thuật, hiểu biết về đặc tính của chim yến thì việc thu hoạch yến sào Khánh Hòa cũng vậy, cần phải nắm rõ được quy luật sinh sản, làm tổ của chim yến để có phương pháp thu hoạch đúng và phù hợp với tình trạng nhà nuôi yến của mình nhất. Chính vì thế khi các chủ nhà yến thu hoạch không đúng cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhà nuôi yến thất bại.

Vì sao nhà nuôi yến lại không thành công? (P2)

Mát vào ngày nắng

Mỗi một loài vật có cấu tạo sinh học phù hợp với một môi trường sống khác nhau, chính điều này đã làm nên sự đa dạng của thế giới động vật. Khác với điều kiện sống lạnh lẽo của chim cánh cụt, hay điều kiện sống khắc nghiệt trên những vùng sa mạc nắng nóng của các loài chim ruồi nhỏ bé, chim yến thích sống ở những vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm, nguồn thức ăn phong phú, lượng mưa nhiều, nhiệt độ lý tưởng dao động khoảng 27 đến 29 độ C. Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, vì vậy hệ sinh thái vô cùng đa dạng làm nguồn thức ăn cho chim yến. Tuy nhiên, vào những mùa nóng nhiệt độ cũng có khi lên đến 39 đến 40 độ C.
Một trong số những lý do nhà yến thất bại là do nhiệt độ nhà quá nóng nực. Hầu hết đều xây dựng không dựa theo hướng gió, hướng mặt trời, không bổ sung hệ thống làm mát… dẫn đến tình trạng khi nhà nuôi yến đi vào hoạt động thì nhiệt độ tăng cao, chim yến không thể vào nhà được.
Có nhiều cách để khắc phục việc nắng nóng trong nhà yến, phương thức thường được sử dụng và thuận tiện khi thi công nhất chính là xây tường hai lớp, khoảng giữa để xốp tối thiểu 3 phân. Cách xây tường này giúp nhà yến thoáng mát hơn.

Ấm vào ngày mưa

Chim yến là loài đòi hỏi điều kiện sống khá cao và cần môi trường sống hoang dã, yên tĩnh và gần gũi với thiên nhiên. Chính vì thế, nếu môi trường sống trong nhà yến ồn ào cũng là một yếu tố bất lợi cho việc nhà yến hoạt động. Để giảm tiếng ồn, các chủ nhà yến có thể tham khảo cách xây dựng tường cách âm, lợp mái chống ồn…

Không bị bí không khí

Một điểm đáng lưu ý nữa là việc ngăn phòng không phù hợp về tiêu chuẩn diện tích, bố trí các lỗ thông hơi, lỗ cửa, giếng trời không tạo được đường lưu thông luân chuyển không khí phù hợp trong nhà nuôi yến cũng khiến nhà bị bí bách. Không khí trong nhà yến không luân chuyển được dễ phát sinh nấm mốc khiến cho việc sửa chữa, tháo lắp thiết bị, đục phá tường gây tốn kém và rất mất thời gian cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn yến, khiến nhà yến nhanh chóng rơi vào tình trạng bị bỏ hoang.
Một số chủ nhà yến vì muốn đảm bảo yếu tố không lọt sáng của nhà yến mà bịt các lỗ thông hơi lại hoặc thông lệch tầng không hợp lý nhằm hạn chế ánh sáng ít nhất có thể. Tuy nhiên các làm này vô tình đã cản trở sự lưu thông của các luồng khí, làm cho nhà yến không đủ không khí. Để cải thiện tình trạng không khí bí bách trong nhà thì các chủ nhà nên sử dụng các ống thông gió chéo hoặc ống 90 kết hợp co giảm sáng… Tuyệt đối không được bịt các lỗ thông hơi, giếng trời…

Ánh sáng ở ngoài không lọt vào được

Ánh sáng cũng là yếu tố khá quan trọng đối với sinh hoạt của đàn chim yến. Chim yến vốn là loài ưa tối, chúng chỉ cần ánh sáng ở mức 0,02 lux, chính vì vậy nhà yến cần đảm bảo được việc “không lọt sáng”. Khi không đảm bảo được yếu tố này thì dù có đạt được các tiêu chí 1, 2, 3 thì chim yến vẫn không về làm tổ sinh sống. Để đạt hiệu quả tối ưu trong việc hạn chế ánh sáng nhưng vẫn đảm bảo nhà yến thoáng mát thì các chủ nhà yến nên dùng các phương phá bẻ cúp đường đi của ánh sáng.
Ngăn phòng trong nhà nuôi yến nhằm tạo ra trong nhà yến có nhiều phòng riêng biệt và ngăn phòng cũng là cách giảm dần ánh sáng rất hiệu quả. Tuy nhiên, lưu ý ngăn phòng phải tạo đường bay cho chim yến không quá lắt léo kiểu như mê cung.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét