Các loài địch hại
– Chuột: thường
vào nhà yến qua các cửa, trần, mái nhà…Chuột vào nhà yến ăn trứng và chim non.
– Cú mèo: là loài chim săn mồi vào ban đêm. Chúng ăn cả trứng chim yến lẫn chim yến trưởng thành. Chúng thường vào qua các lỗ cửa, miệng giếng trời.
– Cú mèo: là loài chim săn mồi vào ban đêm. Chúng ăn cả trứng chim yến lẫn chim yến trưởng thành. Chúng thường vào qua các lỗ cửa, miệng giếng trời.
– Chim
heo: cũng tương tự như chim cú mèo, rất có hại cho chim yến.
– Rắn: bò
trườn qua các lỗ thông hơi, cửa ngách. Đây là loài không chỉ làm hại yến mà còn
có nguy cơ gây tổn thương cho con người khi vào nhà nuôi yến chăm sóc và thu
tổ.
– Thằn
lằn, tắc kè: ăn trứng yến, chim yến non và thậm chí cả chim yến trưởng
thành.
– Dơi: ăn
trứng và chim yến con, đặc biệt là dơi chó ở vùng Kiên Giang.
– Gián,
kiến: do môi trường nhà yến ẩm thấp và tối nên gián, kiến thường kéo
nhau về
làm tổ khiến chim yến sợ hãi bỏ đi.
làm tổ khiến chim yến sợ hãi bỏ đi.
– Nhện: không
gây hại trực tiếp đến chim yến, nhưng chúng giăng mắc mạng lưới khắp nhà nuôi
chim yến, ảnh hưởng đến đường bay của chim yến.
– Rệp: là
loại nhỏ li ti, có rất nhiều trong môi trường ẩm thấp và nhiều phân như nhà
yến. Chúng quấy nhiễu khiến chim yến sợ và bỏ đi chỗ khác.
Biện pháp ngăn chặn
– Xây
tường rào bao quanh nhà nuôi yến để vùng bay lượn của chim yến an toàn, hạn chế
những con vật khác quấy nhiễu cũng như phòng trộm cắp.
– Xây
dựng cửa ra vào chắc chắn, chốt khóa đảm bảo an toàn.
– Mái
trần nhà lợp khít, chắc chắn. Nên trần bằng xi măng lót mê chống nóng.
– Lỗ ra
vào của yến có kích thước phù hợp, lắp đặt hệ thống báo động quanh lỗ khi có
thiên địch của chim yến xâm nhập.
– Lắp
đặt hệ thống quan sát điện tử để quản lý theo dõi.
– Thiết
kế hệ thống máng nước quanh nhà yến đề phòng các loài bò sát xâm nhập.
– Lắp
hệ thống điều khiển nhà yến từ xa nếu có mạng Internet – Kiểu nhà yến thông
minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét